Thứ tự cài đặt phần mềm Tia Portal V13

Nhiều anh em thắc mắc về thứ tự cài đặt phần mềm Tia Portal của Siemens ,nên hôm này mình viết bài hướng dẫn anh em về cách cài đặt sao cho không bị lỗi

Hãy cài theo các bước nói trên, click vào các đường link trên để xem hướng dẫn chi tiết và link download, mọi thắc mắc xin vui lòng để lại comment hoặc gửi mail, Thân ái

Chúc các bạn thành công!!

Hỗ trợ trực tuyến về PLC

Website Chia sẻ PLC trực tuyến hỗ trợ bạn đọc các vấn đề liên quan tới PLC: Cách sử dụng phần mềm PLC, Học PLC miễn phí,Tài liệu PLC …..Những bạn có câu hỏi xin gửi vào đường link phía dưới câu hỏi của bạn sẽ được giải đáp trong thời gian sớm nhất

👉 Gửi câu hỏi

Bạn đọc vui lòng gửi chi tiết câu hỏi, copy nội dung lỗi hoặc thông tin kèm theo hình ảnh mịnh họa nếu có bằng cách chụp màn hình Paste vào Paint lưu vào màn hình sau đó Upload lên để được hỗ trợ nhanh nhất.

Trân trọng cảm ơn!
Mạnh Tuấn

Biến tần Siemens giao tiếp PLC S7 200

Chủ đề hôm nay của chúng ta là Giao tiếp biến tần Siemens với PLC S7 200 cụ thể là giao tiếp biến tần MM440 của Siemens.

Sơ đồ khối quy trình làm việc.

Các thiết bị cần thiết cho việc điều khiễn tốc độ đông cơ sử dụng PLC kết nối biến tần:

  •  Encoder : dùng xác định tốc độ động cơ.
  • Có 2 loại encoder : enconder tương đối và encoder tuyệt đối
  • Động cơ : AC,DC…..
  • Biến tần : cụ thể ta sẽ tiềm hiêu biến tần siemmen MM440
  • PLC : S7-200

Trước khi kết nối đến S7-200, cần phải chắc chắn rằng có đủ các thông số của biến tần. Sử dụng các keypad có sẵn trên biến tần để cài đặt như sau:
Reset để cài đặt lại cho hệ thống (tuỳ chọn):
+ P0010 = 30
+ P0970 = 1
Nếu bỏ qua bước này, các thông số tiếp theo sẽ được set theo các giá trị:
+ USS PZD length: P2012 Index0 = 2
+ USS PKW length: P2013 Index0 = 127
Cho phép truy nhập đọc/ghi các thông số:
+ P0003 = 3
Kiểm tra cài dặt thông số động cơ cho biến tần:
+ P0304 = điện áp động cơ (V)
+ P0305 = dòng điện động cơ (A)
+ P0307 = công suất động cơ ( W )
+ P0310 = tần số động cơ (Hz)
+ P0311 = tốc độ động cơ (RPM)
Các thông số cài đặt này có thể thay đổi tuỳ thuộc vào loại động cơ được sử dụng.
Trước khi cài đặt các thông số P0304, P0305, P0307, P0310, P0311, cần thiết phải set thông số P0010 lên 1 trước. Sau khi kết thúc việc cài đặt, đặt thông số P0010 về 0. Các thông số P0304, P0305, P0307, P0310, P0311 chỉ có thể thay đổi trong chế độ quick commissioning.
– Định chế độ điều khiển từ xa hay tại chỗ (Local / Remove): P0700 Index0 = 5
– Đặt lựa chọn tần số setpoint cho USS ở cổng COM P1000 Index0 = 5
– Định thời gian tăng tốc (tuỳ chọn), là thời gian để động cơ tăng tốc đến tốc độ max: 1120 = 0 ¸ 650,00 (s).
– Định thời gian giảm tốc (tuỳ chọn), là thời gian để động cơ giảm dần tốc độ cho đến khi dừng: P1121 = 0 ¸ 650,00 (s).
– Đặt tần số tham chiếu: P2000 = 1 đến 650 Hz
– Tiêu chuẩn hoá USS: P2009 Index0 = 0
– Đặt giá trị tốc độ baud cho chuẩn RS-485:
P2010 Index0 = 4 (2400 baud)
P2010 Index0 = 5 (4800 baud)
P2010 Index0 = 6 (9600 baud)
P2010 Index0 = 7 (19200 baud)
P2010 Index0 = 8 (38400 baud)
P2010 Index0 = 9 (57600 baud)
P2010 Index0 = 10 (115200 baud)
– Nhập địa chỉ biến tần:
P2011 Index0 = 0 đến 31

  • Đặt thời gian trống giữa hai bức điện, đây là khoảng thời gian cho phép giữa hai lần truy nhập dữ liệu bức điện. Nó được sử dụng để cắt biến tần trong khoảng thời gian xảy ra lỗi truyền thông. Thời gian này tính từ lúc sau khi một dữ liệu hợp lệ của bức điện được nhận. Nếu có một dữ liệu không được nhận, biến tần sẽ ngắt và hiển thị mã lỗi F0070. Đặt giá trị 0 để ngừng điều khiển. P2014 Index0 = 0 đến 65,535 ms
  • Chuyển dữ liệu từ RAM đến EEPROM: 0971 = 1 (bắt đầu chuyển).
    Lưu cài đặt sự thay đổi các thông số vào EEPROM.
    v Bước 2: :Lập trình PLC sử dụng thư viện lệnh USS
  • Lệnh USS_INIT
    Khởi tạo chế độ truyền thông USS
    v – Chân Mode cho phép hoặc không cho phép chế độ USS
    Mode = 0 – Không cho phép USS
    Mode = 1- Cho phép khởi tạo USS
    Có thể dùng chức năng này để thiết lập chế độ USS cho Port 0 (với PLC có 1 cổng) lúc làm việc với USS. lúc làm việc với freeport bằng chương trình.
  • Chân Baud: chọn tốc độ truyền trong mạng: (9600)
  • Chân Active: 16#1
  • Chân Done: báo Chế độ USS được khởi tạo
  • Chân error: lưu trạng thái lỗi
  • Chân Active:số địa chỉ biến tần được kích hoạt sử dụng
    v + Lệnh USS_CTRL
    Chỉ một lệnh USS _CTRL được ấn định cho mỗi Drive.
  • Bit EN phải được set lên mới cho phép lệnh USS_CTRL thực hiện. Lệnh này luôn ở mức cao (mức cho phép).
    RUN (RUN/STOP) cho thấy drive là on hoặc off. Khi bit RUN ở mức cao, MM nhận lệnh khởi động ở tốc độ danh định và theo chiều đã chọn trước. Ðể Drive làm việc, các điều kiện phải theo đúng như sau:
  • Ðịa chỉ Drive phải được lựa chọn từ đầu vào Active trong lệnh USS_INIT.
  • Ðầu vào OFF2 và OFF3 phải được set ở 0.
  • Các đầu ra Fault và Inhibit phải là 0.
  • Khi đầu vào RUN là OFF , một lệnh được chuyển đến MM để điều khiển giảm tốc độ động cơ xuống cho đến khi động cơ dừng.
  • Ðầu vào OFF2 được sử dụng để cho phép điều khiển MM dừng với tốc độ chậm.
  • Ðầu vào OFF3 được sử dụng để cho phép điều khiển MM dừng với tốc độ nhanh.
  • Bit Resp_R báo nhận phản hồi từ Drive. Tất cả các hoạt động của MM được thăm dò thông tin trạng thái. Tại mỗi thời điểm, S7-200 nhận một phản hồi từ Drive, bit Resp_R được set lên và tất cả các giá trị tiếp theo được cập nhật.
    v – Bit F_ACK (Fault Acknowledge) được sử dụng để nhận biết lỗi từ Drive. Các lỗi của Drive được xoá khi F_ACK chuyển từ 0 lên 1.
  • Bit Dir (Direction) xác định hướng quay mà MM sẽ điều khiển.
  • Ðầu vào Drive (Drive address) là địa chỉ của MM mà lệnh USS_ CTRL điều khiển tới. Ðịa chỉ hợp lệ: 0 đến 31.
  • Ðầu vào Type (Drive type) dùng để lựa chọn kiểu MM. Ðối với thế hệ MM3 (hoặc sớm hơn) đầu vào Type được đặt 0; còn đối với MM4 giá trị đặt là 1.
  • Speed-SP (speed setpoint): là tốc độ cần đặt theo tỉ lệ phần trăm. Các giá trịâm sẽ làm động cơ quay theo chiều ngược lại. Phạm vi đặt: -200% ÷ 200%.
  • Error: là một byte lỗi chứa kết quả mới nhất của yêu cầu truyền thông đến Drive.
  • Status: là một word thể hiện giá trị phản hồi từ biến tần.
  • Speed là tốc độ động cơ theo tỉ lệ phần trăm. Phạm vi: -200% đến 200%.
  • D-Dir: cho biết hướng quay.
  • Inhibit: cho biết tình trạng của the inhibit bit on the drive (0 – not inhibit, 1- inhibit ). Ðể xoá bit inhibit này, bit Fault phải trở về off, và các đầu vào RUN, OFF2,OFF3 cũng phải trở về off.
  • Fault: cho biết tình trạng của bit lỗi ( 0 – không có lỗi, 1- lỗi ). Drive sẽ hiển thị mã lỗi. Ðể xoá bit Fault, cần phải chữa lỗi xảy ra lỗi và set bit F_ACK.
Bien tan MM440 giao tiep PLC 200

Bien tan MM440 giao tiep PLC 200

Nguồn: Kỹ sư Việt Nam

Hệ thống giám sát và điều khiển biến tần Siemens

Sau đây mình xin chia sẻ và giới thiệu các bạn hệ thống giám sát và điều khiển biến tần Siemens .Thiết kế dựa trên giao tiếp Profinet sẵn có trên các thiết bị mới của Siemens như S7-1200, màn hình KTP, biến tần G120, dễ dàng cài đặt và truyền tín hiệu.
Giao tiếp modbus với các thiết bị thu thập dữ liệu khác như đồng hồ đo đếm điện, đồng hồ nước, …..
Ứng dụng giao tiếp Profinet, modbus giúp việc thiết kế và lập trình dễ dàng hơn, tiết kiệm nhiều module I/O, dây tín hiệu, cầu đấu dây, không gian tủ điện, nhân công.
Độ tin cậy cao.

Mô tả hệ thống:

  • PLC sẽ có chức năng cung cấp lệnh ON/OFF và setpoint của động cơ cho biến tần thông qua mạng Profinet
  • Biến tần nhận lệnh của PLC: Start/Stop, điều chỉnh tốc độ động cơ theo lệnh của PL
  • Đồng hồ đo điện có chức năng đọc các thông số như: dòng điện 3 pha động cơ, điện áp 3 pha động cơ,… và truyền về PLC bằng mạng RS485 (ModBus RTU)
  • Màn hình HMI sẽ là giao diện điều khiển của hệ thống, nhận lệnh của người điều khiển và đưa về PLC, hiển thị các thông số hoạt động của biến tần mà đồng hồ đo điện đưa về.
  • Máy tính thu thập dữ liệu và điều khiển từ xa hệ thống. Ngoài ra còn có chức năng download upload chương trình cho PLC, HMI, Biến tần.

Thiết bị phần mềm:

  • PLC Simatic S7-1200 CPU 1214 DC/DC/DC
  • Module giao tiếp RS485 của S7-1200
  • Switch mạng
  • Màn hình HMI KTP 600 PN color
  • Đồng hồ đo đếm điện Ducati, giao tiếp modbus
  • Biến tần Sinamics G120 với CU250S-2PN + Power module PM 240 công suất 7.5kW, màn hình BO
  • Động cơ diện 3 pha 380V, công suất 0.75kW
  • Cảm biến áp lực nước gắn trên đường ống.
  • Máy tính chạy phần mềm thu thập hiển thị thông số quá trình, điều khiển, cảnh báo.
  • Phần mềm TIA Portal V13 SP1 lập trình cho PLC
  • Phần mềm WinCC Comfort Advance V13 SP1 lập trình màn hình
  • Phần mềm StartDrive V13 SP1 cài đặt thông số biến tần
He thong giam sat và dieu khien qua bien tan siemens

He thong giam sat và dieu khien qua bien tan siemens

Mọi đóng góp và chia sẻ vui lòng gửi mail hoặc comment phía dưới

Nguồn: Kỹ sư Việt Nam

Chia sẻ giáo trình S7-200 hay và căn bản nhất

Bộ giáo trình S7-200 hay và căn bản nhất- sẽ cho bạn hiểu rõ cấu trúc và các câu lệnh trong PLC S7-200 một cách đầy đủ nhất, cụ thể như sau:

  • Nhập môn PLC – giới thiệu cấu trúc PLC S7-200
  • Các vùng nhớ PLC S7-200
  • Các loại PLC S7-200 và các khối trong S7-200
  • Cách giao tiếp máy tính và PLC
  • Kiểu dữ liệu trong PLC S7-200
  • Tập lệnh trong PLC S7-200
  • Một số ví dụ căn bản về PLC S7-200

download_now_orange_button

👉 Link tải và xem tài liệu>>> Tài liệu S7-200

Nguồn: Sưu tầm

Chia sẻ tài liệu học Wincc căn bản – Phần 1

Sau đây mình xin chia sẻ anh em tài liệu học wincc căn bản – phần 1, tài liệu viết bằng tiếng việt nên anh em có thể tự tin mà đọc nhá 🙂 tài liệu gồm :

  • Hướng dẫn cài đặt wincc 5.0
  • Tạo một Project với Wincc 5.0
  • Làm quen với giao diện Wincc
  • Hướng dẫn sử dụng các thuộc tính, công cụ trong Wincc
  • Và còn nhiều cái hay nữa, anh em tự tìm hiểu nhá

download_now_orange_button

👉 Tải tài liệu Wincc

Mọi ý kiến đóng góp hay thắc mắc xin để lại conmment hoặc gửi email

Nguồn : Sưu tầm

Hướng dẫn cài đặt WinCC Professional V13.0 SP1

Sau đây mình sẽ hướng dẫn các bạn cài đặt phần mềm WinCC Professional V13 V13.0 SP1 một phần mềm cũng thuộc trong bộ cài của Tia Portal V13 của Siemens. Một phần mềm khá nặng khi mình cài đặt thành công nó sẽ nằm trong phần mềm Tia Portal (Step 7 V13) luôn, nên khi mở Tia Portal lên thì khá là chậm. Bạn cũng có thể dùng Wincc 7.2 thay cho việc dùng bản Wincc Pro V13 này.

Tai phan mem wincc pro v13 sp1

Tai phan mem wincc pro v13 sp1

  • Sau khi tải những file như hình trên ta tiến hành cài đặt, bằng cách chạy file SIMATIC_WinCC_Professional_SP1_for_V13.exe
  • Lưu ý : Những ai dùng win8 thì phải kích hoạt .Net framework 3.5 nhá (cái này anh em hỏi Mr.Google nhé), sau khi kích hoạt thì mới tiến hành chạy file trên
  • Một số hình ảnh cài đặt cho anh em tham khảo:
Hướng dẫn cài đặt Wincc Pro V13 SP1

Hướng dẫn cài đặt Wincc Pro V13 SP1

Cài đặt Wincc Pro V13 SP1

Cài đặt Wincc Pro V13 SP1

Hướng dẫn cài đặt Wincc Pro V13 SP1 trên Win 8

Hướng dẫn cài đặt Wincc Pro V13 SP1 trên Win 8

Hướng dẫn cài đặt Wincc Pro V13 SP1 trên Win 7

Hướng dẫn cài đặt Wincc Pro V13 SP1 trên Win 7

Hướng dẫn cài đặt Wincc Pro V13

Hướng dẫn cài đặt Wincc Pro V13

 

  • Và cuối cùng là Restart máy, nếu khi mở phần mềm mà bạn thấy như hình dưới là bạn cài đặt thành công
Cai dat wincc pro v13 sp1thanh cong

Cai dat wincc pro v13 sp1thanh cong

Mọi đóng góp hay thắc mắc xin vui lòng liên hệ với mình qua email hoặc để lại comment

Hỗ trợ PLC trực tuyến miến phí

Mạnh Tuấn

download_now_orange_button

👉 Tải phần mềm Wincc Pro V13 SP1

Chia sẻ tài liệu PLC S7 300 Full

Hôm nay mình chia sẻ các bạn bộ tài liệu PLC S7 300 Full rất hay, nội dung bộ tài liệu gồm:

  • Lịch sử phát triển
  • Cấu trúc của PLC S7-300
  • Tập lệnh cơ bản của PLC S7-300
  • Các khối chức năng S7-300
  • Các bài tập ứng dụng

Link tải tài liệu PLC S7-300 >>> Tải tại đây

Và còn nhiều cái hay nữa, các bạn tự khám phá nhá

Nguồn: Sưu tầm

Mọi chi tiết liên hệ với admin qua email hoặc để lại comment

Share tài liệu học PLC RockWell Automation AB Cơ bản Tiếng Việt

Hôm nay admin xin chia sẻ các bạn bộ tài liệu học PLC RockWell Automation AB Cơ bản Tiếng Việt của Giáp Văn Vỹ, một bộ tài liệu rất hay và bổ ích được tác giả biên tập rất kỹ lưỡng. Nội dung tài liệu bao gồm những nội dung sau:

Bài 1: Giới thiệu về Rslogix 5000, các công cụ phần mềm cơ bản cần sử dụng
Bài 2: Giới thiệu Controllogix Controllogix (1756-L6x, 1756-L7x): Thông tin cơ bản
Bài 3: Giới thiệu PAC Compactlogix
Bài 4: Cài đặt phần mềm Rslogix 5000 V20
Bài 5: Rslinx Classic
Bài 6: Upgrade Firmware cho Controllogix/Compactlogix
Bài 7: Tạo chương trình mới với Rslogix 5000 (phần 1)
Bài 8: Sử dụng kiểu dữ liệu User Defined trong Rslogix 5000
Bài 9: Viết chương trình Ladder với Rslogix 5000
Bài 10: Download/Upload và chỉnh sửa Online trong Rslogix 5000 Download/Upload và Online
Bài 11: Mô phỏng chương trình Rslogix 5000 với RsEmulate 5000
Bài 12: Cấu hình Remote I/O trong Rslogix 5000
Bài 13: Sử dụng Add On Intruction trong Rslogix 5000
Bài 14: Trao đổi dữ liệu giữa các Controller (Controllogix/Compactlogix)
Bài 15: Tích hợp biến tần PowerFlex với Compactlogix/Controllogix qua Ethernet/IP
Bài 16: Cấu hình Redundancy với Controllogix qua Ethernet/IP

Link tải tài liệu >>> Tải tại đây

Nguồn : Sưu tầm

Mọi thắc mắc xin liên hệ với admin qua email hoặc để lại comment

Hướng dẫn Update WinCC Runtime Professional V13 SP1

Sau khi cài thành công phần mềm WinCC Runtime Professional V13 SP1 ta sẽ tiến hành update nó lên, các bạn hãy lên trang web Siemens để tải về nhá

  • Link tải bản Update Tải tại đây
  • Tải xong và chạy Update, nếu trong quá trình Update xảy lỗi hãy lên đây đặt câu hỏi, mình sẽ hỗ trợ
WinCC Runtime Professional V13 SP1

WinCC Runtime Professional V13 SP1

Chúc các bạn thành công!!